Dấu hiệu nhận biết tôm mắc phải ký sinh trùng

Ngày nay, nhiều bà con nuôi tôm với mật độ nuôi tăng nhanh, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Đặc biệt là trong quá trình nuôi tôm thâm canh, nếu bà con xử lý nước ao nuôi không đúng, sẽ làm ký sinh trùng trong nước phát tán và sinh sôi rất nhanh, mầm bệnh phát triển gây nguy hại đến tôm. Vậy dấu hiệu nhận biết tôm mắc phải ký sinh trùng? Cách phòng tránh làm sao? Hãy cùng Công Ty TNHH Công Nghệ Thuỷ Sản Việt Úc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

Cách xử lý mùi hôi và nước bẩn ở ao thủy sản bằng vi sinh Vietuc-Bio

Mua chế phẩm sinh học EM GỐC ở đâu tốt?

Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng Super Shirmp Gold của Việt Úc có tốt không?

Nguyên nhân gây tôm bị ký sinh trùng đường ruột

Tôm từ 40 – 50 ngày tuổi trở lên thường mắc phải bệnh ký sinh trùng đường ruột do một số nguyên nhân như điều kiện thời tiết nắng nóng, mật độ nuôi dày, nhiệt độ nước cao, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi cải tạo ao, ao chứa nhiều vật chủ trung gian như giun đất, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ,…

Có 4 dạng ký sinh trùng mà tôm thường mắc phải:

  • Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).
  • Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis.
  • Trùng hai tế bào Gregarine.
  • Vermiform (dạng giun).

Dấu hiệu nhận biết tôm bị ký sinh trùng

🦐 Tôm chậm lớn, đặc biệt từ 30 ngày.
🦐 Gan sưng to, màu xanh hoặc đen, soi kính có ký sinh trùng
🦐 Ruột tôm nhỏ, mảnh, cong xoắn, đứt khúc, màu nâu
🦐 Tôm ăn nhiều nhưng tiêu hóa kém, phân nát, lỏng
🦐 Nhìn thấy đường ruột ziczac
🦐 Đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng, màu đục hạt gạo
🦐 Tôm bị nhiễm ký sinh trùng nặng sẽ bơi lờ đờ, tấp mé vào bờ
🦐 Khi quan sát bằng mắt thường thấy gan tôm vẫn khỏe nhưng tôm bỏ ăn, đường ruột rỗng không có thức ăn

Cách phòng nhiễm bệnh ký sinh trùng ở tôm

  • Định kỳ xổ, chủ động phòng ký sinh trùng cho tôm, bổ sung vi sinh, giúp tôm bắt mồi, tiêu hóa tốt, sinh trưởng nhanh
  • Nếu có vật chủ trung gian, hãy đảm bảo diệt sạch để môi trường ao nuôi đạt tiêu chuẩn
  • Hòa thuốc tạt đều khắp ao
  • Xử lý nước bằng Iodine :Thường xuyên diệt khuẩn gây bệnh trong ao nuôi tôm: 1lít/2.000-2.500m3 nước, định kỳ 15 ngày / lần.
  • Sát trùng nguồn nước nuôi khi tôm bị đóng rong, nhớt thân, đỏ mang, hoại tử phụ bộ, hoại tử gan, đốm nâu, đen mang: 1lít/1.500-2.000m3 nước, 3 ngày/lần cho đến khi hết bệnh.
  • Sát trùng nước ao lắng, khử trùng ao trước khi thả nuôi: 1lít/ 2.000m3 nước.

Mong rằng qua bài viết này bà con sẽ hiểu rõ phần nào về bệnh ký sinh trùng trên tôm, biết được dấu hiệu nhận biết tôm mắc phải ký sinh trùng và cách phòng tránh. Trên thực tế, để điều trị hiệu quả còn phải phụ thuộc vào môi trường nước nuôi và tình trạng mắc phải của tôm ở mức độ nào. Mọi thông tin cần tư vấn bà con vui lòng liên hệ đến số 0986 085 553 để được giải đáp.

 

 

Bài viết liên quan
0986 085 553
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon