CÁC BỆNH VỀ MANG CỦA TÔM VÀ CÁCH XỬ LÝ?

🤔Như bà con đã biết mang đóng một vai trò rất quan trọng với con tôm, đảm nhiệm công việc hô hấp và bài tiết cho tôm vậy nên nếu mang bị vàng, đen, phồng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con tôm cũng như năng suất của bà con vậy những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên,biểu hiện của bệnh như thế nào và cách xử lý ra sao thì bài viết hôm nay sẽ giúp bà con giải đáp.
👉Nguyên nhân và biểu hiện dẫn đến hiện tượng đen mang:
-Như bà con biết tôm có tập tính vùi mình dưới đáy bơi, xới để tìm thức ăn. Khi tôm về giai đoạn từ 80 ngày trở đi thì mùn bạc hữu cơ nhiều, thức ăn thừa rác thải nằm tầng đáy nhiều, trong quá trình tôm nằm dưới đáy nó ăn và hô hấp thì chất thải bám vào mang tôm lâu ngày làm cho tôm bị đen mang thậm chí có nhiều con bị đóng rong.
-Trong ao có nhiều các tạp chất, chất hữu cơ,xác tảo tàn và thức ăn thừa do tảo tàn lơ lửng trong nước, xác tảo tàn bám vào tôm lúc này con tôm hô hấp lâu ngày thì nó cũng bị đen mang. Nếu ao của bà con mà có xác tảo tàn nhiều thì hoặc bị sụp tảo thì bà con quan sát kĩ sẽ thấy có một số con tôm bị xác tảo tàn bám vào mang và nếu bà con không xử lý thì nó sẽ bị đen mang.
-Do nấm ,kí sinh trùng: có nhiều ao tôm bị nấm nên có cả nấm kí sinh dọc lên mang tôm làm cho tôm đen mang ,bà con có thể bóc mang tôm ra và quan sát và thấy bên trong tôm có bọng nước khi bóp có nước chảy ra. Và để chắc chắn hơn nữa thì bà con có thể mang tôm đến trung tâm chuyên kiểm tra và xét nghiệm các bệnh tật của tôm để soi trên kính hiển vi là sẽ nhận biết được rõ nhất.
👉Hiện tượng vàng mang:
Do ao tôm bị nhiễm vàng, thường gặp ở ao đất, thông thường có phèn nhiều, tôm bị vàng mang nên làm cho chân cũng bị vàng
Có nhiều loại khuẩn bám vào mang tôm làm cho tôm vàng mang có nhiều bà con nhầm lẫn tưởng phèn nhưng không phải có một số trường hợp vi khuẩn bám vào lâu ngày gây ra vàng mang.
👉Hiện tượng phồng mang:
Thường gặp ở tôm lớn, size tôm khoảng 70 con/kg. Khi mà lượng khí độc trong ao và thêm chất thải đáy ao nhiều bốc lên làm cản trở hệ hô hấp của con tôm khi đó tôm sẽ phải hô hấp với tần số mạnh và nhiều sẽ gây ra hiện tượng phồng mang.
👉Cách phòng tránh🥰 :
Nếu để ý thấy tôm nhà mình gặp các TH này thì bà con nên xử lý sớm nếu không tôm sẽ bị hô hấp kém và suy từ từ.Có thể thấy đa số các bệnh trên là do môi trường ao nên bà con có thể kiểm tra lại tất cả yếu tố trong ao như :
✅Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm nuôi và đảm bảo nước được cấp vào ao nuôi phải được lắng lọc kỹ để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn có hại từ nước.
✅ Kiểm soát số lượng tảo trong ao, không nên để tảo phát triển quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ao nuôi cũng như là sự phát triển của tôm nuôi.
✅ Tăng cường sục khí oxy vào trong nước bằng quạt gió.
✅Tránh dư thừa thức ăn quá nhiều sẽ làm nguồn nước ao bị ô nhiễm và sinh ra một số bệnh tôm do nước bẩn gây nên bệnh đen mang, vàng mang, phồng mang ở tôm thẻ chân trắng. Định kỳ dùng men vi sinh để giảm phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong ao, giữ đáy ao luôn sạch. Khi phát hiện tôm bị bệnh đen mang cần phải giảm ngay lượng thức ăn dư thừa trong ao ( có thể sử dụng Bottom-Up ) , nếu có điều kiện thuận lợi thì nên thay nước, lưu ý cần có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi.
✅Trong trường hợp ao có nhiều khí độc NH3, NO2, thì có thể sử dụng Bac-Up hoặc Bottom – Up để hấp thụ khí độc và làm sạch môi trường nước .
✅Bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn
Trên đây là nguồn thông tin chúng tôi sưu tầm được hi vọng rằng sẽ hữu ích cho bà con tham khảo!
👉Bà con có nhu cầu cần tư vấn về kĩ thuật nuôi tôm nước ngọt xin liên hệ :
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỦY SẢN VIỆT ÚC
Đ/c: Đường Bình Chuẩn 62, KP Khánh Long, P. Tân Phước Khánh, TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
☎Hotline : 0971.375.551
Kính chúc bà con có một mùa bội thu 😍♥️
Bài viết liên quan
0986 085 553
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon